Chân Giả Trên Gối

Chân Giả Trên Gối Điện Tử Với Bộ Vi Sử Lý Kiểm Soát Chân Giả Toàn Thời Gian

Sự kết hợp bộ vi xử lý điện tử, cho phép chân giả tự động thay đổi chế độ phù hợp khi di chuyển như lên dốc, xuống dốc, xuống cầu thang, lên cầu thang, và nhiều chế độ khác trong tập luyện thể thao …

BN lần đầu tiên đi chân giả – chân trên gối bên trái

Hai Chân Giả Trên Gối

Quy trình tập luyện với chân trên gối lần đầu sử dụng.

Với người bị mất hai chân trên gối thì việc đi lại đòi hỏi tiêu hao năng lượng rất lớn, cần có quy trình tập luyện bài bản và đòi hỏi các yếu tố cơ bản khi thiết kế, để lấy thăng bằng khi đứng, đi lại được an toàn và tự nhiên. Các bước cơ bản như:

  • Thiết kế ổ mỏm cụt phù hợp là yếu tố then chốt, quyết định người bệnh có thể kiểm soát chân giả hiệu quả
  • Bán thành phẩm được chỉ định đúng và phù hợp
  • Quy trình tập luyện bài bản với các bài tập cụ thể phù hợp

Người mất hai chi trên cần được tập luyện bài bản để có thể kiểm soát chân giả tốt, đi lại được sớm, có dáng đi an toàn và tự nhiên Mục tiêu cuối cùng là loại bỏ sự phụ thuộc vào nạng và dụng cụ trợ giúp khác (thường là sau hai đến ba tháng tập luyện), nhằm giải phóng đôi tay, nhưng việc sử dụng một cây gậy ba toong trợ giúp là cần thiết trong nhiều trường hợp khi đi xa, lên hoặc xuống dốc hay đi trên các đoạn đường không bằng phẳng (như trường hợp dưới đây).

Trường Hợp Hai Chân Giả Trên Gối

Chân Giả Trên Gối Mỏm Cụt Ngắn Treo Ngắn Tự Thân Bằng Chân Không

  • Ổ mỏm cụt sử dụng van hơi một chiều – Treo ngắn tự thân trực tiếp giữa ổ mỏm cụt vào mỏm cụt mà không cần sự trợ giúp bằng dây đai hông cho phép cử động linh hoạt, dễ dàng, ngọn nhẹ và thẩm mỹ cao, tạo cho người sử dụng cảm giác thật hơn, an toàn hơn là nhờ sự tiếp xúc hoàn toàn diện tích bề mặt của mỏm cụt với ổ mỏm cụt chân giả, giúp duy trì tốt và ổn định trong quá trình hoạt động liên tục trong ngày.
  • Thiết kế bám giữ và hút bằng chân không hiện đang là một trong những phương pháp thịnh hành nhất trên thế giới, cơ chế bám giữ chân không còn cho phép mỏm cụt tiếp xúc đều trên toàn bề mặt mỏm cụt, giúp giàn đều lực tỳ đè lên toàn mỏm cụt, làm tăng tuần hoàn trên bề mặt mỏm cụt và làm giảm quá trình teo ngót mỏm cụt, từ đó duy trì thể tích mỏm cụt, giúp ổn định mỏm cụt nhờ vậy đã kéo dài thời gian sử dụng chân giả lâu hơn.

  • Một trường hợp chân giả trên gối sử dụng hệ thống treo ngắn ổ mỏm cụt (socket) silicone và khóa chốt, khớp gối thủy lực và bàn chân carbon
  • Hệ thống thủy lực hỗ trợ gấp duỗi gối, làm an toàn gối và giúp kiểm soát tốc độ phù hợp trong quá trình đi lại tạo  độ an toàn và dáng đi tự nhiên hơn

Dưới đây là clip hướng dẫn cách tháo và lắp chân giả sử dụng hệ thống treo gắn silicone và khóa chốt

Chân giả trẻ em

Bé 3 tuổi rưỡi với chân giả trên gối

A Case study in 2010 – Một trường hợp bệnh nhân đi hai chân giả

   Với người bị mất hai chi dưới thì việc thiết kế chân giả và chỉ định bán thành phẩm cho phù hợp với mỗi chân giả để họ có thể đi lại bình thường mà không cần thêm sự hỗ trợ khác (nạng, gậy chống, ba toong…) là không đơn giản, đặc biệt đối với người bị cắt cụt trên gối, dưới đây là một ví dụ điển hình, một trường hợp bệnh nhân 23 tuổi với một bên chân trái bị cắt cụt ngang xương đùi (mỏm cụt trên gối) và một bên chân phải cắt cụt ngang xương chày (mỏm cụt dưới gối). Từ kiểu thiết kế ổ mỏm cụt (socket) cho đến các bán thành phẩm đi kèm như: Bàn chân, ống nối, cụm chỉnh, khớp gối và khớp cổ chân… Phải được tính toán hợp lí để phát huy tối đa khả năng cũng như mức độ chức năng còn lại của người bệnh, giúp họ đi lại dễ dàng với chân giả mà không phụ thuộc vào dụng cụ trợ giúp khác.

Phía bên trái là chân giả trên gối (cắt cụt ngang xương đùi) dùng khớp gối có hệ thống trợ giúp an toàn trong thì đứng và hệ thống kiểm soát tốc độ tại thì lăng. Khi di chuyển hệ thống kiểm soát an toàn thì đứng sẽ tự động phanh để chống lại xu hướng khuỵu gối vì bất cứ lí do nào, giúp người bệnh đi lại một cách an toàn. Hệ thống hỗ trợ thì lăng giúp kiểm soát tốc độ lăng của chân theo cả hai hướng gấp và duỗi, giúp tiếp xúc mặt sàn và nhấc khỏi mặt sàn theo đúng nhịp và đúng thời điểm, giúp bệnh nhân có bước đi đều, đẹp và chính xác như mong muốn.

Phía bên phải là chân giả dưới gối (cắt cụt ngang xương chày). Do bị mất hai bên chân như đã nêu, nên phía bên chân giả dưới gối (còn khớp gối) đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát trong quá trình đi lại như: lấy thăng bằng, quay sang bên, lên xuống dốc cũng như lên xuống cầu thang… nhờ sự chủ động hoàn toàn của khớp gối bên phải. Vì vậy một thiết kế ổ mỏm cụt (socket) phù hợp và chính xác tạo sự êm ái, tận dụng tối đa lực sinh ra từ mỏm cụt là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến khả năng đi lại của bệnh nhân.

Sau một năm Bệnh nhân đến tái khám và làm lại ổ mỏm cụt (socket) do mỏm cụt ngót và nhỏ lại sau một năm dẫn đến lỏng socket. Mỏm cụt sau một năm đi chân bề mặt da vẫn trắng đều do được tiếp xúc tốt, đều và êm ái với socket, điều đó cho thấy thiết kế kiểu socket là hoàn toàn phù hợp và tốt với bệnh nhân (kiểu socket mới tiếp xúc toàn phần cùng van hơi một chiều)
Video Bệnh nhân đi chân giả

Bệnh Nhân 72 tuổi

Chân giả trên gối mỏm cụt ngắn, sử dụng hệ thống bán thành phẩm module,khớp một trục, khí lực, có khóa gối tự động chống khuỵu gối khi mất kiểm soát hoặc xuống dốc. Mỏm cụt ngắn sử dụng bao silicone và khóa chốt.

Tags
TAGS:

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

© Copyright 2022 Lê Hoàn - Allright reserved.
Contact Me on Zalo
0985211888